Đối với nhà gỗ cổ truyền thì cửa bức bàn là một cấu kiện đóng vai trò rất quan trong. Loại cấu kiện này không chỉ giúp cho căn nhà có thể được bảo vệ và che chắn bởi thời tiết. Mà những họa tiết được chạm khắc trong cửa gỗ bức bàn còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Vậy hãy cùng nhà gỗ Phúc Lộc tìm hiểu về ý nghĩa trạm khắc trong cửa gỗ bức này.
Nội dung chính
1. Giới thiệu về cửa bức bàn
Cửa bức bàn là một cấu kiện không thể thiếu trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Cửa bức bàn được ra đời với mục đích khá đơn thuần là dùng để bảo về và che chắn cho ngôi nhà. Thế nhưng, sự phát triển của của nhà gỗ cổ truyền , thì cửa bức bàn cũng đang dần được cải tiến và ngày càng có tính thẩm mỹ cao.
Cấu kiện này nằm giữa hai cột của một gian nhà, gồm 4 cánh ghép lại với nhau bằng các cối xay, ưu điểm của loại cửa này là có thể tháo dỡ rất thuận tiện. Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền cửa bức bàn có 2 loại chính đó là: cửa ghép và cửa thượng song hạ bản.
2. Ý nghĩa chạm khắc trong cửa gỗ bức bàn
Bên cạnh việc cửa bức bàn có tác dụng bảo vệ ngôi nhà gỗ khỏi điều kiện thời tiết khắc nhiệt. Thì trên các họa tiết và hoa văn được chạm khắc trên cửa bức bàn còn có ý nghĩa rất sâu sắc. Hầu hết trên các cánh cửa bức bàn thì họa tiết được trạm khắc nhiều nhất đó là bộ tranh tứ quý “tùng – cúc – trúc – mai” và bộ tranh “đào – lê – thủ -lựu”. Mỗi một họa tiết được chạm khắc này đều có những ý nghĩa riêng về mặt tâm linh.
Về bộ tranh tứ quý “ Tùng – cúc – trúc – mai” Đây được xem là những hoa văn và họa tiết được chạm khắc nhiều nhất trên cửa bức bàn. Bởi ý nghĩa nhân văn mà nó đem lại như: sự mạnh mẽ vươn lên như giống như cây tùng, loài hoa cúc thì tượng trưng cho sự vạn thọ, phúc lộc dồi dào, cây trúc tượng trưng cho người quân tử, hoa mai tượng trưng cho sự thanh khiết, dịu dàng và đầy kiêu hãnh.
Về bộ tranh bát quả “đào – lê – thủ – lựu” được đục chạm trên cửa bức bàn. Đây là những họa tiết chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc như đào thì tượng trưng cho sự vạn thọ, may mắn. Lê cầu cho mọi việc được diễn ra suôn sẻ. Phật thủ tượng trưng cho sự che trở và bảo vệ. Còn đối với quả lựu thì lại tượng trưng cho sự no đủ, đông đúc, con cháu đầy đàn.
Từ những họa tiết được chạm khắc trên cửa bức bàn đã thể hiện được vị thế của gia chủ. Bên cạnh đó còn thể hiện được quan điểm sống và tính cách nổi bật, có những người thì ưa thích sự đơn giản mộc mạc, có những người lại yêu thích sự cầu kỳ, tỉ mẩm.
3. Giới thiệu đơn vị chuyên làm cửa bức bàn và nhà gỗ cổ truyền
Nếu quý vị đang băn khoăn về việc đâu là địa chỉ uy tín có thể xây dựng một căn nhà gỗ cổ truyền. Thì đừng lo lắng hãy đến với chúng tôi nhà gỗ Phúc Lộc. Đơn vị chuyên thiết kế và thi công các công trình kiến trúc nhà cổ như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, đền, miếu…
Nhờ có đội ngũ thợ lành nghề, với kinh nghiệm lâu năm trong làm nhà gỗ cổ truyền. Công thêm máy móc hiện đại và trang thiết bị tiên tiến. Nhà gỗ Phúc Lộc đảm bảo các công trình nhà gỗ ra đời đúng theo thời điểm đã định, đúng theo ý muốn của gia chủ, đặc biệt là để lại nhiều nét văn hóa truyền thống cho mai sau.
Thông tin liên hệ của nhà gỗ Phúc Lộc
Hotline: 0973 812 666
Xưởng nhà gỗ: Chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội.
> Xem thêm các dự án nhà gỗ Phúc Lộc
> Xem thêm các video về nhà gỗ cổ truyền hiện nay