Nhắc đến nhà gỗ cổ truyền là nhắc tới nét đẹp độc đáo trong kiến trúc nhà ở cổ xưa.Đây được coi là nét đẹp kiến trúc đặc trưng của người Việt Nam. Những căn nhà gỗ đã đi cùng năm tháng chứng kiến biết bao thăng trầm thay đổi của lịch sử, song nó vẫn luôn khẳng định vị trí và giá trị tinh thần văn hóa độc đáo của dân tộc và ngày nay đây vẫn là lối kiến trúc được ưa chuộng và phát triển do nó đem lại không gian sống tuyệt vời, tạo cảm giác thoáng đãng, thư thái cho con người. Đây cũng chính là lý do tạo sao nhà gỗ cổ truyền là dấu ấn lịch sử Việt.
Nhà gỗ cổ truyền-những giá trị văn hóa, tâm linh được tôn vinh và lưu giữ từ dòng chảy lịch sử.
Nhà gỗ cổ truyền là là mẫu nhà được làm bằng gỗ, với lối kiến trúc cổ được lưu truyền từ thời xa xưa, nó tồn tại và phát triển cùng với bề dày của lịch sử của Việt Nam. Vì vậy nhà gỗ cổ truyền ẩn chứa những nét đặc sắc của nền văn hóa cổ xưa, mỗi chi tiết trong căn nhà đều được chạm khắc các hoa văn tinh sảo là những điều rất gần gũi với đời sống của người dân vùng quê Bắc Bộ, từ đó phản ánh rõ nét về văn hóa tinh thần của con người qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử, đó có thể là bộ tứ linh như Long, Ly, Quy, Phượng hay là bộ tứ quý như Tùng, Cúc, Trúc, Mai….Tùy vào thiết kế cụ thể và sự lựa chọn của gia chủ những chi tiết hoa văn này chính là điểm mấu chốt đem lại nét đẹp đặc sắc và tinh tế riêng cho nhà gỗ cổ truyền.
Do nhà gỗ cổ truyền mang nặng trong mình các tư tưởng về lối kiến trúc cổ xưa nên khi thiết kế nhà gỗ cổ truyền, Những kiến trúc sư phải là những người có am hiểu về lối kiến trúc này và phải nghiêm túc tuân thủ những nguyên tắc sau:
Lựa chọn gỗ: người xưa quan niệm rằng, những cây gỗ bị cưa cụt ngọn hoặc bị sét đánh sẽ mang đến sát khí ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tài lộc trong gia đình. Vì vậy, khi lựa chọn gỗ xây nhà, bạn cần lưu ý chọn những cây gỗ một thân thẳng, và phải dựng gỗ theo hướng từ gốc đến ngọn, nếu không sẽ là đảo ngược tự nhiên, không tốt.
Phong thủy: thiết kế nhà gỗ Việt Nam hay bất cứ loại nhà ở nào, bạn cũng nên nghiên cứu kĩ phong thủy của miếng đất nơi xây nhà để tránh cửa nhà quay ra những hướng xấu, ảnh hưởng không tốt đến người trong nhà.
Khu vực thờ cúng: khu vực thờ cúng phải được đặt ở chính giữa nhà, ở nơi trang trọng nhất trong nhà gỗ, vì đây là không gian tâm linh linh thiêng mà không một gia chủ nào muốn đắc tội.
Công trình phụ: trái ngược với gian thờ, công trình phụ bị cho là nơi không sạch sẽ nên phải xây dựng cách xa khu vực thờ cúng. Thường công trình phụ của nhà gỗ sẽ không nằm trong không gian nhà chính mà nằm ở ngoài sân.
Như chúng ta thấy, Ngôi nhà chính là thể hiện rõ nét nhất về nét đặc trưng văn hóa cho mỗi vùng miền đặc biệt là nhà gỗ cổ truyền, nó chính là nét đặc trưng cho nền văn hóa cổ xưa, chất chứa tinh hoa của dân tộc. Đây là giá trị văn hóa tinh thần của cả một dân tộc đã được tích lũy với hàng nghìn năm lịch sử, chính vì vậy nhà gỗ cổ truyền luôn khẳng định vị trí cao trong nền văn hóa Việt Nam.