Cất nóc nhà gỗ là một nghi lễ quan trọng trong quá trình lắp dựng nhà. Đây không chỉ là nghi lễ đánh dấu công việc làm nhà bước sang một giai đoạn mới. Mà qua nghi lễ này, gia chủ còn cầu mong bình yên, phú quý và tài lộc cho căn nhà. Cùng tìm hiểu buổi lễ cất nóc nhà gỗ này với chúng tôi thông qua ngôi nhà tại Đông Sơn – Thanh Hóa dưới đây.
Lắp dựng và cất nóc nhà gỗ 3 gian tại Đông Sơn – Thanh Hóa
Nội dung chính
- 1 Thông số kỹ thuật nhà gỗ lim 3 gian
- 2 Lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian tại Thanh Hóa
- 3 Quá trình diễn ra lễ cất nóc nhà gỗ
- 4 Thanh nóc – Cấu kiện quan trọng trong buổi lễ cất nóc nhà
- 5 Hoa văn trên cấu kiện nhà gỗ cổ truyền
- 6 Ý nghĩa buổi lễ cất nóc
- 7 Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
Thông số kỹ thuật nhà gỗ lim 3 gian
- Chiều dài nhà là 8,3m, chiều rộng nhà là 7,09m (bao gồm hiên, kích thước phủ bì, không tính bậc tam cấp).
- Nhà làm với 3 gian đều nhau là 2,55m (kích thước tính từ tim cột).
- Ngôi nhà gỗ lim làm với 22 cột, cột cái có đường kính 27cm, cột con có đường kính 25cm, cột hậu và cột hiên có đường kính 23,5cm.
- Loại gỗ sử dụng trong nhà là dòng gỗ lim Nam Phi, dòng gỗ có nhiều ưu điểm trong làm nhà kẻ truyền.
>Xem thêm: Cất nóc nhà gỗ lim 3 gian 22 cột tại Đông Anh – Hà Nội
Lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian tại Thanh Hóa
Nghi lễ cất nóc được tổ chức sau khi quá trình lắp dựng bộ khung nhà đã hoàn thiện. Chi tiết nghi lễ cất nóc như sau:
Ngày giờ tổ chức lễ cất nóc
Buổi lễ cất nóc được diễn ra ngày sau khi quá trình lắp dựng bộ khung nhà đã hoàn thiện. Lễ cất nóc được tổ chức vào ngày giờ đẹp phù hợp với cung mệnh của gia chủ. Bởi theo quan niệm của người xưa, làm vào giờ đẹp hợp mệnh gia chủ buổi lễ sẽ mang lại nhiều phước lành cho gia đình và gia chủ.
Mâm cúng lễ cất nóc nhà gỗ
Mâm cúng lễ cất nóc nhà gỗ sẽ bao gồm:
- Vàng hương
- Xôi gà
- Nước rượu
- Hoa quả
- Nến
- Pháo bông
…
Và đặc biệt không thể thiếu thanh nóc. Thanh nóc được bọc trong một lớp vải đỏ. Bên trong lớp vải đỏ có trải các tờ tiền để thực hiện nghi thức tán lộc khi kết thúc buổi lễ.
Quá trình diễn ra lễ cất nóc nhà gỗ
- Đến giờ đẹp gia chủ cùng người chủ trì buổi lễ sẽ ngồi trước mâm cúng lễ cất nóc nhà gỗ chắp tay thành kính trước mâm cúng. Người chủ trì buổi lễ sẽ đọc văn khấn lễ cất nóc.
- Khi kết thúc văn khấn, thanh nóc sẽ được bác thợ đưa lên trên nóc và gác vào đúng vị trí của nó.
- Khi thanh nóc được đưa vào đúng vị trí, bác thợ sẽ gỡ tấm vải đỏ để cho tờ tiền rơi xuống đất hoàn thành nghi thức tán lộc. Nghi thức này có ý nghĩa cầu cho mọi người may mắn, phú quý.
- Khi kết thúc nghi thức người thợ sẽ tiến hành lợp mái nhà.
>Xem thêm: Nghi lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 22 cột tại Tuyên Quang
Thanh nóc – Cấu kiện quan trọng trong buổi lễ cất nóc nhà
Cấu kiện không thể thiếu trong buổi lễ cất nóc nhà gỗ quan trọng này đó chính là thanh nóc. Thanh nóc hay còn có một tên gọi khác là thượng lương, là phần đỡ bờ nóc và giao giữa hai phần mái trước và mái sau. Kích thước thanh nóc tỉ lệ với kích thước của ngôi nhà.
Thanh nóc là cấu kiện vô cùng ý nghĩa được thể hiện ở các chữ Hán Nôm viết trên thanh nóc. Chữ trên nóc ghi ngày giờ làm lễ cất nóc để người sau biết được ngôi nhà được làm khi nào.
Ngoài ra, con cháu khi nhìn vào thời gian trên thanh nóc có thể đi xem để yên tâm sinh sống, vì đây đều là những ngày giờ đẹp. Chữ viết trên thanh nóc viết sao cho chữ cuối cùng rơi vào chữ “Sinh” khi đọc “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”.
Hoa văn trên cấu kiện nhà gỗ cổ truyền
Mời quý vị cùng ngắm nhìn những mẫu hoa văn đục chạm tinh tế trên các cấu kiện nhà gỗ:
Ý nghĩa buổi lễ cất nóc
- Lễ cất nóc là nghi lễ quan trọng trong quá trình làm nhà gỗ cổ truyền. Buổi lễ này có những ý nghĩa đặc biệt như:
- Buổi lễ tổ chức nhằm báo cáo với thần linh thổ địa về quá trình làm nhà đang diễn ra như thế nào. Qua đó cầu mong thần linh phù hộ, che chở để căn nhà được hoàn thiện trong sự suôn sẻ, may mắn và an toàn.
- Lễ cất nóc cầu là lời cầu mong của gia đình. Mong muốn cho mọi người khi sống trong căn nhà mới được yên ổn, an lành.
- Ngoài ra thông qua nghi lễ tán lộc, thể hiện mong ước phú quý và tài lộc đến với mọi nhà.
Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình. Như nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường. Và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng. Và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc. Với mục tiêu kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Nằm dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Phúc Lộc với quy mô 6 xưởng sản xuất có diện tích 3000m2 và hơn 100 công nhân, được làm theo tổ đội chuyên trách khác nhau, hướng đến sự chuyên nghiệp và chuyên môn sâu.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu. Để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Là một nghi lễ không thể thiếu trong làm nhà gỗ cổ truyền, lễ cất nóc nhà gỗ vẫn luôn được bảo tồn và giữ gìn như một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Thông qua buổi lễ của căn nhà 3 gian này, mong rằng quý vị đã có cho mình nhiều thông tin hữu ích. Với công trình nhà gỗ tại Đông Sơn, Thanh Hóa chúng tôi sẽ còn tiếp tục cập nhật và gửi đến quý vị về quá trình làm nhà trong các bài viết sau.
Mời quý khách hàng liên hệ, hợp tác với đơn vị nhà gỗ Phúc Lộc qua thông tin sau:
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
--> Click xem vị trí bản đồ đường đi tới Xưởng Phúc Lộc
>Tham khảo: những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo: những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp
>Tham khảo: Nhà gỗ Phúc Lộc
>Xem thêm: Lắp dựng nhà gỗ 3 gian 22 cột tại Đông Sơn -Thanh Hóa