Nhà Gỗ Phúc Lộc

Nét độc đáo của kiến trúc nhà ở truyền thống Bắc Bộ

Trong lịch sử kiến trúc Việt Nam nhà ở truyền thống bắc bộ được đánh giá là vô cùng đặc sắc. Nếp nhà này không chỉ là nơi sinh hoạt thường nhật, mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa. Nếu quý vị cũng đang tìm hiểu về những thông tin này, xin mời cùng nhà gỗ Phúc Lộc đi khám phá nội dung bài viết sau.

Video nhà gỗ 3 gian 1 buồng

1. Nhà ở truyền thống bắc bộ là gì?

Dai Tu Nha Go8
Mẫu nhà gỗ 3 gian có cột đồng trụ

Nhà ở truyền thống của người dân bắc bộ đều là nhà trệt và có những nét chung bao gồm: ngôi nhà 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái. Gian giữa bao giờ cũng là gian để thờ cúng và tiếp khách. Một nhà ngang là nơi làm không gian sinh hoạt như: ăn, uống, nghỉ ngơi, tích trữ lương thực…Trước mặt nhà chính thường có sân vườn, ao cá, vườn cây…

Nha Go 3 Gian 1 Buong2
Bên trong nhà gỗ
Nha Go 3 Gian 1 Buong4
Bộ vì bên trong nhà

Cấu trúc nhà ở truyền thống bắc bộ thuộc loại hình kiến trúc thông thoáng. Được sử dụng chủ yếu từ các chất liệu tự nhiên như: gỗ, đá ong, gạch…Căn nhà này không chỉ là biểu tượng cho một nền văn hóa, mà nó còn mang nhiều giá trị tâm linh sâu sắc.

2. Nét độc đáo của kiến trúc nhà ở truyền thống bắc bộ

Nhà ở truyền thống bắc bộ mang trong mình một nét riêng hiếm thấy. Những điều độc đáo này thể hiện ở những điểm sau đây:

Hình ảnh làm nhà từ chất liệu gỗ mít
Hình ảnh làm nhà từ chất liệu gỗ mít
  • Về chất liệu làm nhà: Khác với các kiểu kiến trúc nhà ở của nhiều vùng miền. Thì nhà ở truyền thống bắc bộ chủ yếu được làm từ gỗ tự nhiên. Các loại gỗ phổ biến được sử dụng trong kiểu nhà này là: gỗ lim, gỗ mít, gỗ sến, táu, gõ đỏ…
  • Về hình thức nhà: Nhà gỗ cổ truyền bắc bộ chủ yếu đều là gian lẻ 3 gian, 5 gian, 7 gian. Gian chính giữa là nơi thờ tự, những gian biên là nơi để nghỉ ngơi và sinh hoạt cá nhân.
Cat-noc-nha-go-lim-3-gian-1
Vì đốc nhà gỗ
  • Về hoa văn, họa tiết được chạm khắc: Đối với nhà ở cổ truyền bắc bộ thì được chạm khắc rất nhiều hoa văn, họa tiết sắc nét, cầu kỳ và mang nhiều ý nghĩa. Cụ thể những hoa văn được chạm khắc trên nếp nhà này có thể là: rồng, phượng, kỳ lân, tùng – cúc – trúc – mai, đào – lê – thủ – lựu, họa tiết lá lật, hoa sen, các chữ vạn thọ…Tất cả những họa tiết được chạm khắc trên nếp nhà đều mang nhiều ý nghĩa nhân văn, cầu mong sự may mắn, bình an đến cho người ở trong nhà.
Dai Tu Nha Go4
Mái nhà lợp ngói ta nung thủ công
  • Phần mái nhà: Nhà ở kiến trúc cổ truyền bắc bộ có phần mái với độ dốc lớn. Nhằm mục đích là tránh mưa, tránh dột. Ngoài ra còn tận dụng không gian từ độ dốc là thành các gác lửng để phục vụ sinh hoạt. Phần mái nhà thường đưa ra xa chân tường, để tránh mưa vào chân cột để tăng độ bền cho ngôi nhà. Chất liệu mái thường sẽ được lợp bằng ngói mũi hài, ngói lưu ly, ngói âm dương…

3. Xu hướng kiến trúc nhà ở truyền thống Bắc Bộ hiện nay

Nha Go Go Do 3 Gian 22 Cot 6
Bên trong ngôi nhà gỗ được bố trí nội thất đẹp

Ngày nay, hệ thống nhà ở truyền thống Bắc Bộ đang có dấu hiệu bị mai một. Thay vào đó là những ngôi nhà bê tông hiện đại mọc lên. Tuy nhiên, ở khu vực làng quê Bắc Bộ rất nhiều làng xã và tỉnh thành vẫn còn giữ gìn và bảo tồn được nếp nhà ở truyền thống.

Thế nhưng trải qua thời gian dài của lịch sử, kiến trúc nhà ở truyền thống có nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu hiện đại. Cụ thể xu hướng thay đổi như sau:

  • Các ngôi nhà ở truyền thống Bắc Bộ hiện nay được xây dựng với diện tích to hơn, cấu kiện ngôi nhà như: cột, xà, quá giang, hệ thống kẻ cũng lớn hơn.
  • Các hoa văn họa tiết được đục chạm của nhà ở cổ truyền ngày nay hết sức cầu kỳ, tinh xảo và sắc nét.
  • Về nội thất và bày trí ngôi nhà ở truyền thống cũng được đầy đủ. Làm cho tính thẩm mỹ được nâng lên, làm cho ngôi nhà trở nên tiện nghi nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa.
  • Những ngôi nhà truyền thống ngày nay có xu hướng làm nơi thờ tự nhiều hơn là không gian ở.

4. Giới thiệu đơn vị chuyên thi công nhà ở cổ truyền Bắc Bộ

  • Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  • Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước, mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
  • Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
  • Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị.
  • Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km, dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
  • Phúc Lộc với quy mô 6 xưởng sản xuất có diện tích 3000m2 và hơn 100 công nhân, được làm theo tổ đội chuyên trách khác nhau, hướng đến sự chuyên nghiệp và chuyên môn sâu.
  • Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu, để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
  • Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

--> Click xem vị trí bản đồ đường đi tới Xưởng Phúc Lộc

>Tham khảo: những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

>Tham khảo: những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp

>Tham khảo: Nhà gỗ Phúc Lộc 

>Xem thêm nội thất nhà gỗ lim 3 gian có gì đặc biệt

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Quét mã QR Zalo để được tư vấn và gửi báo giá chi tiết
mã qr Zalo Phúc Lộc
Theo dõi
Sắp xếp
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments