Bên cạnh vẻ bên ngoài của nhà gỗ 3 gian cổ truyền. Thì nội thất nhà gỗ 3 gian đóng vai trò quan trọng, là linh hồn của ngôi nhà cổ. Để thấu hiểu hơn về điều này và cách bài trí nội thất ra sao. Xin mời quý vị và các bạn hãy đón xem nội dung bài viết dưới đây.
Tham khảo thêm căn nhà gỗ lim 3 gian
Nội dung chính
Tìm hiểu về nhà gỗ 3 gian truyền thống
Nhà gỗ 3 gian truyền thống là ngôi nhà quen thuộc ở đồng bằng Bắc Bộ. Thường được sử dụng dành làm nơi thờ cúng gia tiên. Chất liệu của ngôi nhà là gỗ tự nhiên, trong đó các loại gỗ phổ biến gồm: gỗ lim, gỗ mít, gỗ hương, gỗ gõ đỏ…
Căn nhà 3 gian được thi công trên kết cấu chặt chẽ, bao gồm 3 phần chính đó là hệ thống cột nhà, mái nhà và các mẫu hoa văn chạm khắc. Đây không chỉ là nơi thờ cúng gia tiên đơn thuần, mà còn là nơi gia chủ có thể nghỉ ngơi, thư giãn và tìm lại những cảm giác xưa.
Vai trò của nội thất trong ngôi nhà gỗ 3 gian truyền thống
- Giúp cho mọi hoạt động của gia chủ được diễn ra một cách thuận lợi. Từ thờ cúng gia tiên cho đến tiếp khách, nghỉ ngơi, sinh hoạt.
- Trang trí cho ngôi nhà gỗ truyền thống theo đúng lối kiến trúc cổ truyền. Khiến cho ngôi nhà trở nên đẹp hơn, ấn tượng hơn với người đối diện.
- Nội thất nhà gỗ 3 gian còn là cách mà gia chủ thể hiện được đẳng cấp của mình với mọi người.
Nội thất nhà gỗ 3 gian và gợi ý cách sắp xếp
Sau đây sẽ là những phần nội thất có ở nhà gỗ 3 gian và một vài gợi ý về cách sắp xếp trong căn nhà gỗ.
-
Án gian
Là một phần không thể thiếu trong không gian thờ cúng của nội thất nhà gỗ cổ truyền. Án gian hay còn gọi là sập thờ, là nơi để đặt những vật dụng thờ cúng, ngai thờ, bài vi. Chất liệu làm án gian thường sẽ là gỗ mít, gỗ lim. Án gian có vị trí ở gian chính giữa của ngôi nhà, sau hệ thống cột con. Đây là vị trí long trọng, thể hiện sự thành kính.
-
Hoành phi câu đối
Cũng là một phần nội thất quen thuộc trong không gian thờ cúng tổ tiên. Các bức hoành phi được treo ở phía trên cao của gian thờ, câu đối được treo ở hai bên cột của ngôi nhà. Trên hoành phi câu đối có những chữ mang nhiều giá trị về văn hóa và đạo đức.
-
Cửa võng
Lớp cửa võng thờ sẽ giúp không gian thờ nổi bật, ấn tượng. Cửa võng được người thợ chạm khắc rất công phu, nhiều họa tiết hoa lá. Cửa võng thờ được treo trước không gian thờ cúng.
-
Trường kỷ
Đây còn gọi là bộ bàn ghế tiếp khách, bao gồm 1 bàn dài và 2 ghế dài. Thường được làm bằng gỗ lim, được chạm khắc nhiều họa tiết hoặc là để trơn, tùy vào sự lựa chọn của gia chủ. Trường kỷ sẽ được đặt ở hai gian bên cạnh của ngôi nhà, thuận tiện cho việc tiếp khách.
-
Sập gụ tủ chè
Đây là một bộ nội thất có trong ngôi nhà gỗ 3 gian. Sập là một phản gỗ lớn, được đặt ở trước hoặc hai gian bên của nhà gỗ. Sập có thể được đục chạm nhiều hoa văn, cũng có thể là để trơn. Tủ chè là nơi trưng bày tách, chén, nhiều vật dụng khác. Giúp cho căn nhà gỗ có thể gọn gàng hơn, thường thì sập gụ tủ chè sẽ theo từng bộ, tạo sự đồng điệu cho căn nhà gỗ.
Hình ảnh nổi bật của nội thất nhà gỗ 3 gian
Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công và làm nhà gỗ cổ truyền
Hiện nay thị trường làm nhà gỗ truyền thống trở nên sôi động. Tuy nhiên thì không phải đơn vị nào cũng được đánh giá là uy tín và chất lượng. Vì thế đã gây khó khăn cho nhiều người. Vậy thì để giúp quý vị và các bạn gỡ rối điều này, chúng tôi xin giới thiệu đơn vị nhà gỗ Phúc Lộc. Một cơ sở có thương hiệu trong lĩnh vực làm nhà gỗ cổ truyền.
Điểm mạnh của nhà gỗ Phúc Lộc
- Được sự dẫn dắt và chỉ đạo của Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm. Người con sinh ra từ cái nôi Chàng Sơn, có kiến thức cơ bản về nhà gỗ truyền thống. Sẽ sẵn sàng đồng hành cùng quý vị và các bạn trong làm nhà gỗ cổ truyền.
- Hệ thống nhà xưởng có diện tích gần 3000m2, cách Hà Nội về phía Tây 25km. Gồm có 4 xưởng sản xuất và 1 xưởng chuyên lọc và pha chế gỗ.
- Thợ của Phúc Lộc đều được tuyển chọn kỹ lưỡng, đều đến từ làng Chàng Sơn. Đây là những người thợ giàu kinh nghiệm, đã từng làm nên những công trình như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, 18 vị La Hán chùa Tây Phương…
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm những video hay về nhà gỗ truyền thống
>Tham khảo những tin tức thú vị của nhà gỗ cổ truyền