Nhà Gỗ Phúc Lộc

Tên các cấu kiện nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Tham khảo thêm mẫu nhà gỗ lim 3 gian 18 cột có hậu cung

Khung nhà gỗ phân không gian nhà thành các gian nhà, thường có các bộ phận sau:

Cột là kết cấu đứng chịu nén, thường có các loại cột:

  • Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa. Nối hai cột cái là câu đầu.
  • Cột quân hay cột con: cột phụ ngắn hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính. Khác biệt chiều cao của cột cái và cột con tạo ra độ dốc của mái nhà. Xà nách nối cột con với cột cái.
  • Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước, ngắn hơn cột con. Kẻ bảy nối cột con và cột hiên.
thước tầm trong nhà gỗ
Thước tầm trong nhà gỗ

Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:

  • Xà lòng, tức câu đầu hay chếnh: liên kết các cột cái của khung;
  • Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.

Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau:

  • Kẻ ngồi loại kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;
  • Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.

Bảy hay bảy hậu hoặc bảy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bảy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bảy hiên.

Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, khoá các đầu trên của các cột cái trong khung (gác lên các cột cái).

Con rường trong nhà gỗ cổ truyền hay chồng rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng lên cao các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.

Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.

Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.

Các loại xà nằm ngoài khung gồm có:

  • Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái; xà này song song với chiều dài của nhà.
  • Xà hạ hay xà đại, liên kết các cột cái tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.
  • Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.
  • Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.
  • Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.
  • Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.
  • Thượng lương, còn gọi là đòn dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.

Các kết cấu mái:

  • Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.
  • Dui hay rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống hoành.
  • Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui. khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành – dui – mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.
  • Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp mè.
  • Ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng, bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.

Các chi tiết kiến trúc khác:

Công trình hai mái, hai đầu hồi bít đốc, đình Kim Liên, Hà Nội

Công trình bốn mái: hai mái chính và hai mái chái ở hai đầu nhà

Căn nhà Việt cổ truyền có thể làm theo:

  • Hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc, hay theo hình thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông góc với các hàng cột trong các gian chính. Hoặc hình thức 8 mái chồng diêm.

Truyền thống người Việt thường làm theo nhà theo cơ số lẻ:

Phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng;

  • Nhà 3 gian;
  • Nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 chái;
  • Nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 chái;
  • Nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 chái.
Vì kèo nhà gỗ thường gặp
Vì kèo nhà gỗ phổ biến
Vì kèo ở chùa Hoa Nghiêm, Thường tín
Vì kèo ở chùa Hoa Nghiêm, Thường tín

Tham khảo bài viết lễ dựng nhà gỗ cổ truyền –  Nhà thủy đình tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Địa chỉ xưởng Nhà gỗ Phúc Lộc

Xưởng sản xuất : Thôn Phú Đa, Xã Cần Kiệm, Huyện Thạch Thất, TP Hà Nội (Chân núi chùa Tây Phương )

(Làng mộc truyền thống xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội)

Điện thoại: 0973812666

Email:nhagophucloc@gmail.com

Nhận tư vấn từ Ths.kts Nguyễn Huy Khiêm

    4 1 vote
    Đánh giá bài viết
    Quét mã QR Zalo để được tư vấn và gửi báo giá chi tiết
    mã qr Zalo Phúc Lộc
    Theo dõi
    Sắp xếp
    guest
    0 Góp ý
    Inline Feedbacks
    View all comments