Nhà Gỗ Phúc Lộc

Lễ cất nóc nhà gỗ lim 3 gian tại Phố Nối – Hưng Yên (Phần 4)

Trong nền kiến trúc cổ truyền, người Việt coi lễ cất nóc là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Vậy thực tế nghi lễ này diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì trong làm nhà gỗ. Hãy cùng nhà gỗ Phúc Lộc đi tìm hiểu về lễ cất nóc nhà gỗ lim 3 gian tại Phố Nối – Hưng Yên.

1. Giới thiệu về nghi lễ cất nóc nhà gỗ lim cổ truyền

Trong tất cả các nghi lễ của quá trình làm nhà gỗ, thì cất nóc nhà đóng vai trò then chốt. Nhằm mục đích cầu mong việc thi công được thuận lợi, may mắn và gặp nhiều tốt lành, cũng như tránh được những xui xẻo. Đối với nhà gỗ cổ truyền cất nóc là ngày bác thợ cả và chủ nhà gác thanh thượng lương lên phần nóc. Nóc là được ví như người cha trụ cột trong nhà, giúp bảo vệ sự an toàn cũng như che chắn cho ngôi nhà.

Nghi lễ cất nóc muốn diễn ra thuận lợi và suôn sẻ thì cần được chuẩn bị chu đáo. Cần được xem ngày, giờ kỹ lưỡng, chuẩn bị đồ lễ đầy đủ, bài khấn cẩn thận. Sau đó thì lễ cúng cất nóc được diễn ra, khi cũng xong thì  sẽ tiến hành đặt thanh thượng lương lên nóc nhà.

2. Quá trình cất nóc nhà gỗ lim 3 gian tại Phố Nối Hưng Yên

Cũng giống như lễ các nghi lễ cất nóc của nhà gỗ cổ truyền khác. Lễ cất nóc nhà gỗ lim 3 gian tại Phố Nối Hưng Yên sẽ được thực hiện nghi lễ cất nóc sau khi đã xem ngày giờ cẩn thận. Đồ cúng lễ được chuẩn bị bao gồm: xôi gà, rượu nước, mâm ngũ quả, bình hoa, bánh kẹo…Người thực hiện cúng cất nóc lần lượt sẽ là bác chủ nhà và bác thợ cả.

Thanh thượng lương trước khi được đặt lên nóc nhà sẽ được bọc vải đỏ, bên trong có một ít tiền lộc. Trên thanh thượng lương sẽ ghi ngày tháng cử hành và dòng chữ Khương Thái Công Tại Thử (dịch sát nghĩa là: Ông Thái Công ở đây).

Sau khi lễ cúng được diễn ra, việc báo cáo với tổ tiên về lễ cất nóc đã song. Thì bác thợ cả và chủ nhà sẽ trực tiếp lên phần nóc nhà để tiến hành đặt thanh nóc. Cuối cùng của buổi lễ sẽ được đốt pháo, điều này thể hiện cho sự mới mẻ, xua đuổi tà ma.

Ở buổi lễ này gia chủ còn mời nhiều bà con hàng xóm và những người thân thiết trong gia đình đến cùng chung vui cho nghi lễ cất nóc.

3. Hình ảnh về nghi lễ cất nóc nhà gỗ lim 3 gian cổ truyền

Bản vẽ mặt bằng bố trí cột nhà gỗ 3 gian
Bản vẽ mặt bằng bố trí cột nhà gỗ 3 gian
Hình ảnh thanh thượng lương được bọc vải đỏ trước khi đặt lên nóc
Hình ảnh thanh thượng lương được bọc vải đỏ trước khi đặt lên nóc
Thượng lương được bác thợ cả và gia chủ đặt lên nóc nhà
Thượng lương được bác thợ cả và gia chủ đặt lên nóc nhà
Hình ảnh thượng lương sau khi đã được đặt đúng vị trí
Hình ảnh thượng lương sau khi đã được đặt đúng vị trí

4. Giới thiệu về địa chỉ chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền

Nếu quý vị đang băn khoăn không biết đâu là địa chỉ đáng tin cậy để thực hiện thi công và lắp dựng nhà gỗ cổ truyền. Hãy liên hệ ngay với nhà gỗ Phúc Lộc, một trong những cơ sở chuyên thi công nhà gỗ Bắc Bộ nổi tiếng. Được thành lập và trải qua quá trình phát triển lâu dài trong lĩnh vực nhà gỗ. Đến nay chúng tôi đã luôn trở thành của cơ sở đáng tin cậy của rất nhiều gia chủ khi làm nhà.

Xưởng nhà gỗ được đặt cách xa trung tâm Hà Nội 25km về hướng Tây. Tại xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất – Hà Nội. Tại xưởng được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc và trang thiết bị. Tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất trong quá trình làm nhà gỗ cổ truyền. Ngoài ra, nhà gỗ Phúc Lộc còn hội tụ được đầy đủ những người thợ lành nghề, có kinh nghiệm và kỹ năng đục chạm tinh xảo.

Nhà gỗ Phúc Lộc chuyên thi công các công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường, đình chùa, nhà gỗ sân vườn…Các công trình này được có mặt trên nhiều tỉnh thành cả nước như: Hà Nội, Hưng Yên, Phú  Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Xem thêm các video độc đáo về công trình nhà gỗ cổ truyền

>Xem thêm các mẫu nhà gỗ đẹp 

 

 

 

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Quét mã QR Zalo để được tư vấn và gửi báo giá chi tiết
mã qr Zalo Phúc Lộc
Theo dõi
Sắp xếp
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments