Nhà Gỗ Phúc Lộc

Cách bày trí bàn thờ của nhà gỗ cổ truyền hợp phong thủy nhất

Bàn thờ của nhà gỗ cổ truyền là nơi bày tỏ sự biết ơn, sự hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên, ông bà. Thế nhưng không phải ai cũng biết bài trí bàn thờ sao cho đúng và hợp lý chuẩn phong thủy. Thì trong bài viết ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nhau khám phá về điều này.

Ý nghĩa tâm linh của bàn thờ trong nhà gỗ cổ truyền

Trong đời sống của người Việt tâm linh là một trong những điều hết sức quan trọng. Cây có cội, sông có nguồn và con người thì có tổ tiên. Vậy nên chúng ta luôn phải tưởng nhớ và tỏ lòng thành với những thế hệ đi trước. Vậy nên lập bàn thờ để thờ cúng chính là việc để tỏ lòng biết ơn, cũng như ước muốn và nguyện cầu.

Bàn thờ còn là nơi phù hộ cho con cháu và các thế hệ đi trước sống vui khỏe và bình an trong cuộc sống.

Cách sắp xếp bàn thờ của nhà gỗ cổ truyền

Trong nhà gỗ cổ truyền, bởi bàn thờ là nơi tâm linh và nghiêm trang nên sẽ được đặt ở gian chính giữa và vị trí tâm nhà. Thông thường các loại gỗ để làm bàn thờ gồm: gỗ mít, gỗ lim, gỗ hương…Nhưng chủ yếu là gỗ mít vì đây là loại gỗ có màu vàng sáng, được sử dụng nhiều làm đồ tâm linh.

Trên bàn thờ nhà gỗ cổ truyền, từ đồ cúng đến cách bày trí phải luôn được sắp xếp một cách gọn gàng, sạch sẽ. Một vật dụng đặt trên bàn thờ đều có một vị trí riêng và mang những ý nghĩa khác nhau. Đa số những vật liệu này đều từ gỗ, gốm, sứ, đồng…

Thông thường trên bàn thờ sẽ có 3 bát hương đặt đều nhau.. Phía trước sẽ là những chén nước nhỏ . Hai bên sẽ là nơi trưng bày trầu cau, tiền vàng để dâng lên ông bà. Phía trong của bàn thờ còn có lọ hoa để cắm hoa và những ngày quan trọng.

Bên cạnh đó, không gian ở gian thờ này còn có thể bày đôi hạc, hoành phi, câu đối, bình phong, nến lớn, ngũ hộ…

Những lưu ý trong việc bày trí bàn thờ của nhà gỗ

Để tìm hiểu sâu hơn về những quy tắc bài trí bàn thờ thì quý vị nên lưu ý một số những điều sau.

  • Bát hương: Là một trong những đồ vật quan trọng nhất trên bàn thờ gia tiên. Vì thế người ta kỵ dùng bát hương màu vàng để thờ gia tiên. Bởi màu vàng chỉ dành cho hoàng đế, thờ thần.
  • Lọ lộc bình (lọ hoa): Để dùng để cắm hoa vào những ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng. Những ngày thường lọ này thường để không.
  • Giá nến: Nên sử dụng làm bằng đồng hoặc làm bằng gỗ.
  • Lọ đựng hương: Nên đặt bên phải bàn thờ và được làm bằng gốm.

Một số hình ảnh về bàn thờ của nhà gỗ truyền thống

Mẫu bàn thờ của nhà gỗ truyền thống
Mẫu bàn thờ của nhà gỗ truyền thống
Mẫu bàn thờ bằng gỗ mít của cổ truyền
Mẫu bàn thờ bằng gỗ mít của cổ truyền

Liên hệ với đơn vị chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền

Đơn vị nhà gỗ Phúc Lộc là cơ sở nổi tiếng trong thi công và xây dựng các công trình nhà gỗ cổ truyền. Các dự án được thực hiện phủ sóng nhiều nơi trên cả nước như: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Nghệ An, Tuy Hòa…Những công trình được thực hiện bao gồm: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ họ, đình chùa, từ đường, nhà gỗ sân vườn.

Nằm dưới sự chỉ đạo của Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm. Một người con sinh ra từ cái nôi làm nhà gỗ cổ truyền. Được đào tạo bài bản có kỹ năng, kiến thức, trình độ và am hiểu sâu rộng về nhà gỗ cổ truyền. Đó chính là lý do mà các công trình được ra đời ngày càng đạt chất lượng cao nhất.

Thợ làm nhà gỗ của xưởng Phúc Lộc hầu hết đến từ làng Chàng Sơn. Ngôi làng nổi tiếng với nhiều thợ giỏi và lành nghề. Vì thế cho nên những công trình được xây dựng luôn có hồn và đảm bảo nội dung lẫn hình thức.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Xem thêm các tin tức về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ 

>Xem thêm những video hay về nhà gỗ truyền thống 

 

 

 

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Quét mã QR Zalo để được tư vấn và gửi báo giá chi tiết
mã qr Zalo Phúc Lộc
Theo dõi
Sắp xếp
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments