Nhà Gỗ Phúc Lộc

Nhà gỗ cổ truyền và quá trình phát triển của vì kèo

Nhà gỗ cổ truyền mang nét đặc trưng văn hóa nhà ở của người Việt từ bao đời nay với thiết kế vì kèo, hoa văn chạm khắc … Không phải bỗng dưng hiện nay nhà gỗ cổ truyền lại nhận được sự quan tâm nhiều đến như vậy. Sự xuất hiện của những biệt phủ, công trình nhà gỗ sân vườn, nhà gỗ kết hợp hiện đại… đã đang là xu hướng bởi những giá trị truyền thống được quan tâm nhiều hơn. Nhà gỗ với không gian sống theo hướng mở, truyền thống giúp con người cảm thấy thư thái, dễ chịu sau mỗi ngày làm việc.

  1. Quá trình biến đổi vì kèo nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ ở nông thôn truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) đang ngày bị mai một, biến mất dần do nhiều yếu tố tác động như: ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa; ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết; địa chất thủy văn; nấm mốc, rêu xâm thực; do môi trường, cảnh quan thay đổi; do điều kiện phát triển kinh tế; do điều kiện bảo quản và do chính sự lãng quên của con người… Ngày nay, đứng trước nguy cơ của biến đổi khí hậu toàn cầu, trước nguy cơ mà con người đã và đang phải gánh chịu do sự tàn phá môi trường thiên nhiên của chính mình. Chúng ta buộc phải nhìn lại những cái được và cái mất trong quá trình đô thị hóa ồ ạt, thiếu định hướng đang làm phá vỡ cấu trúc bền vững của nông thôn mà đô thị lấn ép. Việc biến “làng” thành “phố” trong khi điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật và văn hóa của nông thôn chưa theo kịp văn minh đô thị đang làm xáo trộn và ăn mòn nhanh chóng nền văn hóa làng xã vốn bền vững có từ ngàn đời nay. Để góp phần kết nối các nghiên cứu về bộ vì kèo trong kết cấu gỗ từ các nhà học giả có tên tuổi trước đây. Chúng tôi xin được tổng quan lại quá trình biến đổi vì kèo nhà gỗ kẻ truyền trong tiến trình phát triển của nhà ở nông thôn vùng ĐBBB.

  1. Vì kèo nhà gỗ ở nông thôn giai đoạn trước năm 1954.

Khi nói đến hệ kết cấu ngôi nhà gỗ ở nông thôn truyền thống xưa vùng ĐBBB, ta phải nói đến hệ vì kèo gỗ, theo tổng hợp của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Tụng có 11 loại vì kèo cơ bản. Hệ vì kèo ngoài kết cấu nâng đỡ ngôi nhà nó còn thể hiện sự đơn giản hay phức tạp của ngôi nhà, thể hiện sự giàu sang có hay nghèo khó của gia chủ.

Vì kèo nhà tạm
Vì kèo nhà tạm

Vì kèo nhà lều, nhà tạm: loại nhà đơn giản như Lều và Chòi, dành cho nhà nghèo hay nhà phụ, kho chứa lương thực, chuồng trại của nhà giàu. Bộ sườn của lều có hai vì kèo rất đơn giản, hai vì liên kết với nhau bởi thanh đòn nóc và một số đòn tay (thanh liên kết ở đầu cọc chống). Mỗi vì có một thanh kèo, cọc cái chôn ở giữa vì và hai cọc con ở mái trước và mái sau, thanh kèo là cây tre hóp được uốn cong vắt qua cọc cái. Liên kết vì kèo bằng dây buộc như dây lạt, song, mây.

vì kèo nhà 3 cột
Vì kèo nhà 3 cột

Vì kèo ba cột: dùng cho nhà phụ, nhà bếp, chuồng trại, nhà kho. Mỗi vì có bộ kèo đơn hoặc kép (bộ kép là kèo tre), cột cái ở giữa chống vào chỏm kèo, hai cột con hai bên đầu kèo, vì kèo liên kết với nhau bởi thanh đòn tay hay xà ngang. Liên kết bằng chốt tre hay chốt gỗ.

Vì quá giang cầu kèo
Vì quá giang cầu kèo

Vì quá giang – kèo cầu: vì tương tự bộ vì kèo ba cột nhưng khác ở chỗ cột cái ở giữa không chôn xuống đất mà đứng trên lưng quá giang (trụ trốn). Vì này hay dùng cho nhà phụ, quán, điếm canh hay các cây cầu có mái thường thấy ở đồng bằng (thượng gia – hạ kiều). Vì được liên kết bằng mộng.

Vì kèo cầu – cánh ác: vì này được biển thể bởi vì quá giang – kèo cầu, trụ trốn ở giữa không chống trực tiếp lên chỏm kèo mà bị chặn lại bởi một thanh đòn ngang bên trên quá giang, thanh đòn này được gọ là “cánh ác”.

kèo suốt quá giang
Kèo suốt quá giang

Vì kèo suốt – quá giang:  là vì đơn giản dùng trong nhà phụ, nhà bếp được biến thể từ vì kèo cầu – cánh ác nhưng được bỏ hoàn toàn trụ trốn và thanh cánh ác.

kèo suốt giá chiêng
Kèo suốt giá chiêng

Vì kèo suốt – giá chiêng: là bộ vì kèo điển hình trong kết cấu gỗ nhà ở vùng ĐBBB, loại hình kết cấu gỗ đã tích lũy kinh nghiệm từ các hệ vì kèo trước đây. Bộ vì có 4 – 6 cột, vì 4 cột gọi là vì bốn hàng chân, gồm hai cột cái và hai cột con; bộ 6 cột gọi là vì sáu hàng chân, ngoài hai cột cái, hai cột con còn có hai cột hành (còn gọi là cột hiên). Kèo được lắp vào đầu các cột bằng mộng (nếu hệ kèo kép bằng tre thì liên kết bằng chốt), đầu các cột được liên kết với cột cái bằng một xà ngang. Tùy theo vị trí và nhiệm vụ của mỗi xà ngang mà chúng được gọi với các tên khác nhau như xà thượng, xà đại, xà con, xà hạ. Thanh nối hai đầu của cột cái gọi là “câu đầu”, tựa trên lưng câu đầu có hai trụ ngắn, miếng gỗ kê dưới hai chân trụ là “cái đấu”. Đầu hai trụ câu với nhau bởi đòn ngắn gọi là “con cung” hay “con lợn”. Hệ khung được tạo nên bởi hai trụ và con cung gọi là “giá chiêng”. Các vì kèo liên kết với nhau bằng các xà dọc.

Vì trên kèo dưới kẻ: bộ vì này giống tương tự vì kèo suốt – giá chiêng, chỉ khác là phần dưới của kèo, đoạn hiên được thay bằng “kẻ” hay thường gọi là “kẻ hiên”, kẻ là thanh kèo uốn cong nối giữa cột con và cột hiên.

vì kèo trước kẻ hậu bẩy
Vì kèo trước kẻ hậu bẩy

Vì trước kèo – sau bẩy: giống tương tự vì trên kèo – dưới kẻ, chỉ khác ở chỗ phần kẻ phía sau của nhà được thay bằng bẩy

vì kèo kẻ truyền giá chiêng
Vì kèo kẻ truyền giá chiêng

Vì kẻ truyền – giá chiêng: là loại vì kèo biến thể từ bộ vì kèo suốt – giá chiêng, chỉ khác thanh kèo không còn mà được thay toàn bộ bằng những cái kẻ, riêng cái giá chiêng vẫn còn giữ lại.
Vì chồng rường – giá chiêng: là bộ vì được biến đổi từ bộ vì kẻ truyền – giá chiêng. Kết cấu vì kèo này là vẫn giữ giá chiêng, nhưng hai bên giá chiêng thay kẻ bằng những “con rường” chồng nhau.
Vì chồng rường: là vì trên cơ sở dùng bộ vì chồng rường – giá chiêng nhưng sử dụng con chồng rường dài đỡ cả hệ hoành phía mái trước và mái sau, bỏ luôn cả hệ giá chiêng. Bộ vì chồng rường là hệ kết cấu hoàn thiện nhất của các loại vì kết cấu gỗ vùng ĐBBB, nó thường dùng trong các công trình kiến trúc gỗ của nhà giàu có hoặc các công trình đền, đình, chùa trong kiến trúc công cộng của nông thôn người Việt.
Hệ kết cấu mái gồm: hoành, riu, mè đều bằng gỗ. Mái lợp hai lớp, lớp dưới là ngói liệt, lớp trên là ngói mũi.

Xem thêm: Những lưu ý trong thiết kế nhà gỗ bắc bộ đã được đúc kết qua nhiều năm.

  1. Kết cấu nhà gỗ ở nông thôn giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1986

Giai đoạn này, tại miền Bắc chúng ta đang ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhà ở nông thôn vùng ĐBBB cũng được quan tâm và ngày càng xây dựng đàng hoàng hơn. Hàng loạt nhà ở tạm, tranh tre, nứa lá đã dần được thay thế bởi nhà tường gạch chịu lực, mái lợp ngói đỏ san sát làm cho bộ mặt nhà ở nông thôn mới kết hợp với những cánh đồng lúa chín vàng tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.

Vì kèo gỗ Lim
Vì kèo gỗ Lim

Kết cấu nhà ở nông thôn đã chuyển sang hệ kết cấu mới, phù hợp với vật liệu và sự tiến bộ của công nghệ xây dựng. Hệ thống kết cấu gỗ truyền thống với những bộ vì kèo giá chiêng đã được thế bởi hệ kết cấu kết hợp giữa vì kèo gỗ và tường gạch xây hoặc đá ong chịu lực.

Vì kèo được sử dụng rộng rãi vào giai đoạn này là biến đổi từ hệ vì kèo suốt – giá chiêng trước đây. Vì kèo chỉ còn 1 cột cái và 3 trụ gạch đỡ thay cho 4 cột gỗ, trong đó một cột cái chỉ còn một đoạn tựa lên thanh quá giang và phía trên làm thành hệ giá chiêng. Một cột cái được tựa trên trụ xây gạch của bức tường hiên, một cột hậu được tựa trên trụ gạch của bức tường hậu, cột hiên cũng được thay bằng cột bê tông hoặc trụ gạch xây.

Kết cấu mái nhà sử dụng tre, luồng như: hoành, riu, mè đều bằng luồng ngâm chẻ ra bào nhẵn. Mái lợp ngói hai lớp, ngói liệt và ngói mũi. Hệ thống cửa bức bàn của kết cấu gỗ truyền thống đã được thay thế bằng cửa mở cánh bản lề goong chôn vào tường gạch, phần lớn là cửa không khuôn.
Nhìn chung, kết cấu nhà ở nông thôn ĐBBB giai đoạn này đã kết hợp cả kết cấu gỗ với các hệ kết cấu chịu lực khác. Kết cấu gỗ không còn được coi trọng vì lý do gỗ càng ngày càng khan hiếm nhưng chủ yếu vẫn là do yếu tố bài cổ, tư tưởng sùng bái nền văn minh thành phố đã nhiễm nặng vào văn hóa truyền thống nông thôn.

      4. Vì kèo nhà gỗ cổ truyền hiện nay

Hiện nay vì kèo nhà gỗ cổ truyền đã ít nhiều có sự biến đổi để phù hợp với những giá trị hiện đại. Tuy nhiên về cơ bản những giá trị truyền thống vẫn được giữ nguyên, hoa văn chạm khắc dựa trên hoa văn truyền thống, kết hợp các họa tiết tạo nên sự khác lạ, độc đáo. Thiết kế vì kèo tinh xảo hơn, các chi tiết được trau chuốt kỹ lưỡng.

Kế thừa truyền thống làng nghề mộc cổ truyền Chàng Sơn, Nhà gỗ Phúc Lộc – đơn vị chuyên thiết kế, thi công các công trình nhà gỗ cổ truyền, nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà gỗ sân vườn phong thủy, đình chùa, các công trình di tích văn hóa quốc gia … Thi công bởi những người thợ lâu năm lành nghề đất Chàng Sơn, với hệ thống xưởng máy móc hiện đại.

Xưởng sản xuất : Thôn Phú Đa, Xã Cần Kiệm, Huyện Thạch Thất, TP Hà Nội (Chân núi chùa Tây Phương )

(Làng mộc truyền thống xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội)

Điện thoại: 0973812666

Email:nhagophucloc@gmail.com

Nhận tư vấn từ Ths.kts Nguyễn Huy Khiêm

    0 0 votes
    Đánh giá bài viết
    Quét mã QR Zalo để được tư vấn và gửi báo giá chi tiết
    mã qr Zalo Phúc Lộc
    Theo dõi
    Sắp xếp
    guest
    2 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Bình chọn nhiều
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Trần Trọng Trung Hiếu Thảo
    Trần Trọng Trung Hiếu Thảo
    7 Năm truớc

    Cho hỏi nhà em có 1 cột cái ở giữa phía trước có hai cột Và cột thấp nhất dùng cho cửa chính.còn 2 cột phía sau nhà thì cột thấp nhất lam phòng ngủ.cột ở giữa cột cái và cột phía sau dung cho cửa phòng ngủ Thì gọi là nhà kiểu gì.em xin cám ơn

    Dan
    Dan
    6 Năm truớc

    Cho hoi nha e co 3 hang cot co pham cam ki ko. Co cach nao hoa giai ko