Buổi lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 22 cột tại Việt Yên, Bắc Giang được tổ chức trong không khí hồ hởi, phấn khởi của đông đảo mọi người. Nghi lễ này đánh một dấu mốc quan trọng trong quá trình thi công nhà gỗ. Ngoài ra còn rất nhiều điều đặc biệt trong nghi lễ này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cất nóc nhà Việt Yên, Bắc Giang
Nội dung chính
- 1 Thông số kỹ thuật căn nhà gỗ 3 gian 22 cột tại Bắc Giang
- 2 Tìm hiểu về nghi lễ cất nóc nhà gỗ
- 3 Trình tự diễn ra lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 22 cột tại Bắc Giang
- 4 Một số hình ảnh của buổi lễ cất nóc
- 5 Ý nghĩa của nghi lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền
- 6 Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
Thông số kỹ thuật căn nhà gỗ 3 gian 22 cột tại Bắc Giang
- Nhà gỗ lim 3 gian 22 cột có chiều dài 9m. Chiều sâu nhà 7,84m bao gồm hiên không tính bậc tam cấp.
- Gian chính giữa nhà rộng 2,8m, hai gian biên rộng 2,74m. Các kích thước được tính theo tim cột.
- Nhà có tổng 22 cột, trong đó: cột cái đường kính 31cm, cột con đường kính 28cm, cột hậu và hiên đường kính 26cm.
- Nhà sử dụng loại gỗ lim tali là dòng nhập khẩu từ Nam Phi có chất lượng cao.
Tìm hiểu về nghi lễ cất nóc nhà gỗ
Sau đây sẽ là những thông tin quan trọng của buổi lễ cất nóc của căn nhà 3 gian cổ truyền.
Tại sao lại gọi là lễ cất nóc nhà gỗ?
Lễ cất nóc nhà gỗ hay còn gọi một tên gọi khác là lễ thượng lương. Buổi lễ được tổ chức nhằm đưa thanh nóc hay còn gọi là thượng lương đặt vào đúng vị trí trên nóc nhà của công trình đang thi công.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng và linh thiêng trong phong tục, tập quán của người Việt. Nó đại biểu cho việc căn nhà đang bước sang một giai đoạn mới, gần với việc hoàn thành. Ngoài ra, về mặt tín ngưỡng, lễ cất nóc được tổ chức ra mong cầu sự yên ấm và an lành cho gia đình trong căn nhà mới.
Không gian tổ chức buổi lễ cất nóc
Buổi lễ cất nóc được diễn ra tại chính không gian căn nhà gỗ 3 gian đang trong quá trình thi công. Với căn nhà 3 gian thì mâm lễ hay khu vực tổ chức nghi lễ sẽ được đặt tại gian chính giữa của căn nhà.
Khu vực này sẽ được quét dọn sạch sẽ và có kê hai chiếc ghế để đặt thượng lương hay còn gọi là thanh nóc lên trên.
Thời gian tổ chức nghi lễ cất nóc nhà gỗ tại Bắc Giang
Vào đúng ngày, giờ đẹp đã được gia chủ đi xem xét kỹ càng phù hợp với mệnh của gia chủ nghi lễ cất nóc sẽ được tiến hành. Đúng đến khoảng thời gian đã được ấn định trước đó, người đại diện cho buổi lễ sẽ tiến hành đọc bài khấn.
Vật phẩm trong buổi lễ cất nóc nhà gỗ
Trong buổi lễ này, gia đình có sắm những vật phẩm như: xôi gà, nước lọc, đĩa gạo, đèn dầu, mâm quả, bình hoa, tiền vàng, bánh kẹo… Ngoài ra không thể thiếu thanh nóc được đặt giữa hai chiếc ghế trên có quấn tấm vải đỏ và là cài lá vạn tuế. Cạnh đó là pháo bông để gia tăng phần không khí phấn khởi, vui mừng cho buổi lễ.
Trình tự diễn ra lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 22 cột tại Bắc Giang
Trình tự lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 22 cột tại Việt Yên, Bắc Giang được tiến hành như sau:
- Trong không gian nhà gỗ 3 gian đã được dọn dẹp sạch sẽ, người thợ sẽ tiến hành đưa thanh nóc đặt tại gian chính giữa để sẵn sàng cho nghi thức cất nóc.
- Thanh nóc sẽ được bọc một lớp vải đỏ, bên trong có những tờ tiền để làm nghi thức tán lộc khi đưa thanh nóc lên trên cao.
- Ngoài vải đỏ, thanh nóc còn cài 3 chiếc lá vạn tuế trên thân của mình.
- Trong quá trình những người thợ bọc thanh nóc, gia đình sẽ sắm sửa mâm cúng với những đồ cúng đã được nêu ở phía trên.
- Công đoạn chuẩn bị đã xong xuôi, gia đình sẽ đợi đến giờ đẹp và tiến hành bắt đầu nghi lễ cất nóc nhà gỗ linh thiêng.
- Người đại diện của gia đình và cũng là người chủ trì buổi lễ khi đến giờ đẹp tiến hành thắp hương và đọc văn khấn. Nội dung văn khấn là trình báo với thần linh về công việc làm nhà gỗ và cầu mong sự an lành cho gia đình, sự suôn sẻ cho quá trình thi công sau đó.
- Sau khi kết thúc văn khấn, các bác thợ sẽ tiến hành kéo thanh nóc và đặt lên câu đầu.
- Thanh nóc khi được đưa lên phần mái nhà sẽ được tháo tấm vải đỏ quấn quanh. Những đồng tiền trong đó sẽ rơi xuống biểu thị cho sự tán lộc, mong cho may mắn xuống những người phía dưới.
- Cùng lúc đó pháo hoa sẽ được bắn lên bày tỏ cho sự mừng vui và kết thúc nghi lễ cất nóc một cách thành công.
Một số hình ảnh của buổi lễ cất nóc
Ý nghĩa của nghi lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền
Không chỉ đơn giản là một buổi lễ dùng để đưa thanh nóc lên trên mái nhà, nghi lễ này còn có nhiều ý nghĩa sâu sa hơn thế.
Nghi lễ cất nóc nhà gỗ là dấu mốc quan trọng cho quá trình làm nhà
Cũng giống như lễ phạt mộc đánh dấu việc bắt đầu tiến hành làm nhà gỗ, lễ động thổ đánh dấu cho việc bắt đầu đào đất, xây móng. Lễ cất nóc đánh dấu cho việc gia đình đã hoàn thành xong phần khung nhà và tiến hành lợp mái để bước vào giai đoạn hoàn thiện.
Lễ cất nóc là nghi lễ báo cáo với thần linh về công việc mình đang làm
Đối với người Việt, khi làm một việc hệ trọng nào đó sẽ đều báo cáo với thần linh. Mục đích mong muốn thần linh có thể phù hộ công việc mình đang làm thuận lợi, đầu xuôi đuôi lọt. Việc báo cáo thần linh ta cũng thấy ở người Việt như khi đi xa, cưới hỏi sẽ thắp hương báo cáo gia tiên.
Lễ cất nóc nhà gỗ mong cầu cho gia đình được yên ấm
Theo quan niệm dân gian, buổi lễ cất nóc được tổ chức nhằm cầu bình an, may mắn. Trước hết là cầu bình an cho đội thợ làm nhà hoàn thành công việc một cách suôn sẻ. Tiếp đến là cầu cho gia đình được hạnh phúc, sung túc khi sống trong căn nhà mới. Bên cạnh đó còn cầu cho mọi người có được may mắn (qua nghi thức tán lộc đã nói phía trên).
Trên đây là buổi lễ cất nóc nhà gỗ 3 gian 22 cột tại Việt Yên, Bắc Giang. Công trình này đang được nhà gỗ Phúc Lộc thực hiện, chúng tôi sẽ còn gửi đến quý vị những thông tin chi tiết của quá trình làm căn nhà này.
Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình. Như nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường. Và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng. Và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc. Với mục tiêu kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Nằm dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Phúc Lộc với quy mô 6 xưởng sản xuất có diện tích 3000m2 và hơn 100 công nhân, được làm theo tổ đội chuyên trách khác nhau, hướng đến sự chuyên nghiệp và chuyên môn sâu.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu. Để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp
Tham khảo Nhà gỗ Phúc Lộc
Xem thêm: Lắp dựng nhà gỗ lim 3 gian 22 cột tại Việt Yên – Bắc Giang