Nhà Gỗ Phúc Lộc

Tài hoa nghề dựng nhà gỗ cổ

(HNM) – Thch Tht được mnh danh là “th ph” dng nhà g c đất Bc, vi nhiu ngh nhân tài hoa. Ti các xã: Hương Ngi, Chàng Sơn, Canh Nu, D Nậu.. đều có ngh nhân, th gii, xưởng dng nhà g. Nhng người th làm nhà g Thch Tht không ngng tìm tòi, sáng to, nâng cao tay ngh, đồng thi truyn ngh cho lp tr

“Th
ph” dng nhà g

Người xứ Đoài truyền tai nhau, qua tay nghề của thợ mộc Hương Ngải, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu… những thân gỗ vô tri sẽ biến thành những ngôi nhà gỗ truyền thống sinh động với rồng, phượng chạm trổ tinh xảo. Đúng như vậy! Các công trình đình, chùa, miếu mạo ở khắp Bắc, Trung, Nam hầu như chỗ nào cũng ghi dấu tay thợ mộc Thạch Thất.

Tới làng nghề, trong nhà xưởng, ven đường, khu đất trống… chỗ nào cũng thấy gỗ nguyên liệu đủ chủng loại: Lim, sến, xoan, nhiều nhất là gỗ mít. Đi sâu vào trong các làng nghề, chỉ nghe tiếng lách cách đục đẽo, tiếng bào, cưa máy chạy xè xè. Các làng gỗ ở Thạch Thất thực sự như “đại công trường”.

Nghệ nhân nguyễn khắc tiến đang chế tác sản phẩm
Nghệ nhân nguyễn khắc tiến đang chế tác sản phẩm

Nằm giữa thôn 4, xã Hương Ngải, gia đình nghệ nhân dựng nhà gỗ nổi tiếng xứ Đoài – ông Nguyễn Ngọc Ngọ, năm nay đã 77 tuổi nhưng vẫn gắn bó với nghề. Ông chia sẻ: “Tôi không nhớ đã thi công bao nhiêu công trình nhà gỗ khắp mọi miền đất nướ Chỉ biết, xong công trình nào, chủ nhà cũng ưng ý, nhiều người thương cánh thợ làm vất vả còn thưởng thêm. Nhiều gia đình kiên nhẫn chờ cả vài năm trời để có được ngôi nhà gỗ như ý. Nghề làm nhà gỗ cũng giống như làm một mâm cỗ. Vẫn vật liệu đó, công thức đó nhưng phải biết “gia giảm” cho phù hợp thì khi dựng lên, căn nhà nhìn mới đẹp, vững chãi và chuẩn kiến trúc. Với người thợ cả, điều quan trọng nhất là phải biết điều chỉnh kích thước, vị trí của cột, kẻ, chếnh… cho phù hợp với không gian, diện tích từng khuôn viên”.

Như ông Ngọ, những nghệ nhân dựng nhà gỗ ở Thạch Thất rất tâm huyết với nghề. Nghề đã hun đúc, tôi luyện, thể hiện tài hoa của nghệ nhân; những thớ gỗ vô tri qua tay họ trở thành tác phẩm nghệ thuật. Trên địa bàn cả nước có rất nhiều công trình đẹp lưu dấu ấn thợ gỗ Thạch Thất.

Điển hình là công trình Thủy đình tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, mô phỏng theo kiến trúc thủy đình chùa Thầy (huyện Quốc Oai). Đây là kiểu kiến trúc thủy đình cổ nhất – được xây dựng vào thời hậu Lê (1533-1788), còn lại ở Việt Nam.

Hay như công trình đình Vĩnh Chân (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ); công trình nhà gỗ quy mô ở Ninh Hiệp cùng vô số công trình nhà gỗ tinh xảo khác. Đặc biệt, nhiều công trình kiến trúc cổ cần trùng tu cũng có sự góp công của họ. Cách đây mấy năm, tốp thợ của ông Nguyễn Hữu Hòe (xã Hương Ngải) được mời vào tận Huế để trùng tu Cung điện Cố đô…

Ngh hay tìm th gii

Ở Thạch Thất, ngoài thế hệ vàng – những nghệ nhân lớn tuổi thì nghề làm nhà gỗ nơi đây đang xuất hiện không ít kiến trúc sư trẻ, được đào tạo bài bản tại trường đại học. Đơn cử như kiến trúc sư Nguyễn Giang ở làng Chàng Sơn (xã Chàng Sơn). Anh sinh ra từ làng, chứng kiến thế hệ trẻ dần chuyển sang các ngành nghề khác, trong khi thế hệ làm nhà gỗ cổ ngày một già đi, nên thay vì chọn các chuyên ngành hiện đại, Giang học kiến trúc và tìm hiểu sâu về nhà gỗ cổ truyền thống. Vẫn kinh nghiệm lấy mực thước dựng nhà của cha ông, nhưng anh đặt ngôi nhà trong thể thống nhất của sân vườn, ngoại cảnh…

Những ngôi nhà gỗ do Giang đảm trách vẫn giữ nguyên dáng nhà cổ truyền thống nhưng thêm sáng tạo phù hợp thời đại với sự bài trí hài hòa vật dụng tiện ích…; hay những mảng sân vườn với kiểu trang trí mới lạ, lối đi rải sỏi, cây cảnh, bể cá, đèn LED… Nhiều khách hàng hài lòng bởi tài năng, trí tuệ của Giang làm tươi mới những ngôi nhà gỗ cổ nhưng không làm mất đi nét truyền thống.

Về Thạch Thất hôm nay không thiếu gia đình “cha truyền, con nối” trong nghề dựng nhà gỗ. Nhà gỗ Phúc Lộc (xã Chàng Sơn) là một trong những xưởng gỗ giữ gìn được nghề – nơi nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến dành cả cuộc đời, tâm huyết cho việc gìn giữ tinh hoa của nghề do ông, cha truyền lại. Đã có nhiều sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ điêu khắc nổi tiếng theo kiến trúc nhà cổ độc đáo, tinh xảo được hình thành từ đôi bàn tay tài hoa của ông.

Giờ đây, xưởng Phúc Lộc đã khẳng định vị thế trong nghề làm nhà gỗ với phương châm “cha truyền, con nối”. Con trai ông Tiến là Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đang kế thừa bản sắc làng nghề, phát huy sự nghiệp của gia đình, tạo nên nhiều công trình nhà cổ mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc
Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc

“Trong những năm gần đây, xu thế làm nhà gỗ càng trở nên thịnh hành, điều này trở thành động lực để tôi cùng những nghệ nhân đam mê, gắn bó hơn với nghề. So với trước đây, bây giờ, thị hiếu về nhà gỗ tăng cao, yêu cầu về giá trị thẩm mỹ, độ tinh xảo cũng ngày càng trở nên khắt khe hơn, đòi hỏi những người làm nghề như chúng tôi càng phải cố gắng nhiều hơn” – anh Khiêm tâm sự.

Theo thống kê sơ bộ, hiện trên địa bàn huyện Thạch Thất có hàng trăm nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực dựng nhà gỗ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của xã hội, sự phát triển không ngừng của nghề, thì vùng này vẫn cần đội ngũ thợ giỏi nghề, lành nghề hơn nữa. Ông Nguyễn Văn Vinh (thôn 6, xã Hương Ngải) cho biết, xưởng mộc của ông có khoảng 20 thợ, mức lương trung bình 10 triệu đồng/ người/tháng.

“Tuy là nghề thu nhập cao so với nông nghiệp, nhưng tình trạng thiếu thợ giỏi đang là thực tế ở các làng nghề gỗ của Thạch Thất. Khoảng 10 năm nữa, làng Hương Ngải có thể khó tìm được thợ giỏi bởi lớp trẻ hiện không mặn mà với nghề mộc do đặc thù lao động vất vả” – ông Nguyễn Văn Vinh trăn trở.

Đồng quan điểm, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Ngọ cho hay: Dựng nhà gỗ cổ truyền là một nghề khó. Muốn làm thợ “biết việc” phải mất tới dăm bảy năm, còn đạt trình độ nghệ nhân, ngoài tố chất tài hoa, sự cần mẫn, tâm huyết với nghề thì phải dành cả đời làm nghề cùng sự tìm tòi, học hỏi không ngừng.

“Lợi thế của những người sinh ra từ những làng nghề ở Thạch Thất là được làm quen với nghề từ nhỏ, nhưng để dựng được nhà gỗ vẫn cần sự say mê, trong đó yếu tố tài năng là không thể thiếu. Điều trăn trở của chúng tôi là, càng ngày lớp trẻ càng khó kiên nhẫn với nghề, họ thường lựa chọn nghề khác đỡ vất vả mà thu nhập tốt hơn. Tôi rất muốn dạy nghề, truyền nghề miễn phí cho thanh niên trong vùng nhưng không dễ…” nghệ nhân Nguyễn Ngọc Ngọ trải lòng.

>Link báo: Tài hoa nghề dựng nhà gỗ cổ 

 

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Quét mã QR Zalo để được tư vấn và gửi báo giá chi tiết
mã qr Zalo Phúc Lộc
Theo dõi
Sắp xếp
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments