Đối với một căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ mái nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần phải có để hoàn thành công trình. Phần mái này được thiết kế theo lối truyền thống, với nhiều đặc trưng khác nhau. Trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu.
Nội dung chính
Tầm quan trọng của mái nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Kết cấu mái của ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ được xem là tương đối phức tạp. Được hình thành nên từ những cấu kiện nhỏ khác nhau như: dầm, rui, mè, gạch màn…Tất cả được kết hợp theo một sơ đồ mạch lạc để có được phần mái nhà đẹp nhất, mang những đặc trưng riêng biệt.
Với nhà gỗ cổ truyền có thể thiết kế 2 mái, 4 mái, 8 mái. Tùy theo nhu cầu và độ phức tạp của căn nhà gỗ. Các viên ngói của nhà gỗ được xếp chồng lên nhau theo một quy luật riêng trong làm nhà cổ. Độ nghiêng của mái ngói thường là 68%, một tỉ lệ vàng về khả năng thoát nước.
Bên cạnh về mặt công năng, thì phần mái ngói của ngôi nhà gỗ cổ truyền còn mang vẻ đẹp thẩm mỹ hút mắt người nhìn. Hình ảnh những ngôi nhà gỗ cổ rêu phong, tạo nên một nét đẹp cổ kính ở làng quê Bắc Bộ.
Kết cấu phần mái của nhà gỗ Bắc Bộ
Phần mái của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ sở hữu những điểm khác biệt. Chứa đựng rất nhiều các chi tiết phức tạp, cụ thể nó như sau:
-
Hoành
Đây là một trong những cấu kiện với vai trò chịu lực và nâng đỡ chính cho toàn bộ ngôi nhà. Các thanh hoành thường có kích thước to và là các dầm đỡ mái được đặt nằm ngang theo chiều dài của nhà và đặt vuông góc với khung nhà. Hoành sẽ được người thợ tính toán kích thước để lắp ráp khớp với căn nhà gỗ cổ truyền.
-
Rui
Nhắc đến rui thì đây là các dầm trung gian, có vị trí ngược với hoành và nằm theo chiều dốc mái và gối lên các hệ hoành. Rui đóng vai trò giúp cho hoành có được một kết cấu vững chắc hơn đối với nhà gỗ. Kích thước của rui thường bé hơn hoành.
-
Mè
Đây là những dầm phụ nhỏ, được đặt trực giao với rui và gần song song và hoành, cấu kiện mè gối lên các rui. Kích thước mè là nhỏ nhất, chỉ vừa đủ để lợp ngói cho căn nhà. Phần mè được đan vào nhau tạo thành một hệ lưới giúp cho việc lợp ngói được dễ dàng hơn.
Sở dĩ người ta tạo nên ba lớp hoành, rui, mè đó là phân nhỏ kết cấu mái thành hệ lưới. Để có thể đủ đặt gạch màm và lợp ngói lên bên trên của ngôi nhà.
-
Gạch màn
Gạch màn với vị trí được đặt trực tiếp lên lớp mè. Là một loại gạch lá nem đơn với chất liệu là đất nung. Có tác dụng là đỡ ngói và tạo độ phẳng cho mái nhà. Bên cạnh đó còn giúp chống nóng, chống thấm dột, giúp căn nhà thoát nước một cách tốt nhất.
-
Ngói lợp
Một số loại ngói được sử dụng để lợp trên các mái nhà gỗ cổ truyền là: ngói ta nung thủ công, ngói mũi hài, ngói âm dương…Đây là các loại ngói đặc trưng được lợp nhà gỗ cổ truyền. Người ta còn sử dụng giữa gạch màn và ngói mũi nhằm tạo độ kết dính cho phần mái nhà.
Những hình ảnh nổi bật của kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền
Giới thiệu đơn vị chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
Trong số các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nhà gỗ có uy tín và chất lượng. Thì chúng tôi xin gợi ý đơn vị nhà gỗ Phúc Lộc, một cơ sở xứng đáng cho nhiều gia chủ đặt trọn niềm tin. Các công trình được thi công bao gồm: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ họ, đình chùa, miếu phủ…
Hệ thống nhà xưởng của đơn vị chúng tôi đặt cách xa trung tâm Hà Nội 25km về phía Tây. Tại đây được trang bị đầy đủ về các phương tiện và hệ thống máy móc, đảm bảo được quá trình gia công nhà gỗ.
Đến với chúng tôi quý vị sẽ được trực tiếp tham quan xưởng và nhà mẫu trước khi thi công và lắp dựng. Để từ đó có cái nhìn khách quan và chân thực nhất về công trình.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo các video hay về dự án nhà gỗ cổ truyền
>Tham khảo những công trình nhà gỗ đặc sắc