Nhà Gỗ Phúc Lộc

Một số kiến thức nhà gỗ mà bạn không nên bỏ qua

Kho tàng kiến thức nhà gỗ cổ truyền luôn ẩn chứa nhiều điều phong phú và đa dạng mà rất nhiều người muốn tìm hiểu. Vậy thì hãy để nhà gỗ Phúc Lộc chia sẻ đến quý vị những kiến thức này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Những kiểu kiến trúc của nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Thứ nhất: loại nhà hai mái,  2 đầu bít đốc, đây là kiến trúc nhà gỗ được làm phổ biến.

Thứ hai: loại nhà 4 mái, 2 đầu hồi có 2 mái phụ, mỗi mái có thêm một hàng cột con và có thể có thêm hàng cột hiên.

Thứ ba: Hình thức nhà 8 mái (hay còn gọi là chồng diêm), loại này thường là các đình, chùa, nhà thờ họ…

Hình ảnh về nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh về nhà gỗ cổ truyền

2. Các hình thức nhà gỗ cổ truyền ở Việt Nam

Từ xưa đến nay, theo truyền thống của người Việt Nam thì số gian khi làm nhà người ta thường kiêng số chẵn như 2,4,6. Đổi lại khi làm nhà gỗ người ta thường làm số lẻ như: 3, 5,7, ví dụ như sau.

  • Phương đình: Gồm có 1 gian chính giữa và bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng.
  • Nhà gỗ 3 gian truyền thống: gồm 1 gian giữa (nơi để thờ tự gia tiên) và 2 gian bên (nơi để sinh hoạt và nghỉ ngơi của gia chủ)
  • Nhà gỗ 5 gian: có thể hiểu là nhà gỗ 3 gian 2 trái.

3. Những cấu kiện đầy đủ trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt Nam

Phần khung nhà được phân chia không gian thành các căn, gian, buồn và gồm những chi tiết chính sau đây.

  1. Cột nhà

Cột nhà là phần hết sức quan trọng để tạo nên một căn nhà gỗ, được kết cấu theo dáng đứng chịu nén. Để xây dựng lên một căn nhà gỗ cổ truyền thì cột nhà thường có các loại như:

  • Cột cái: Là cây cột có kích thước lớn được đặt ở vị trí hai đầu nhịp chính, giúp cho tạo chiều sâu cho gian giữa cũng như nối hai cột cái là câu đầu.
  • Cột quân (hay còn gọi là cột con): Là một hệ thống cột phụ, có chiều cao thấp hơn cột cái, nằm ở vị trí đầu nhịp phụ bên nhịp chính. Những cột con này đã tạo nên độ dốc của hệ thống mái.
  • Cột hiên: Được nằm ở vị trí hiên nhà phía trước và có chiều cao thấp hơn cột quân, được kẻ bảy nối cột con và cột hiên.
  1. Xà nhà

Xà nhà chính là những thanh gỗ giằng ngang chịu kéo, nối liên tiếp với các cột bao gồm có các loại xà nằm trong khung, xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung được đặt ở cao độ đỉnh các cột quân nhằm liên kết với cả cột cái và cột con. Các loại xà sẽ bao gồm:

  • Xà thượng: đây là xà nằm trên đỉnh của cột cái và giúp liên kết các cột với nhau.
  • Xà hạ: Có vị trí nằm phía dưới xà thượng
  • Xà cái: Nó chỉ xuất hiện trong một vài công trình thay thế cho xà hạ với kích thước to hơn tất cả các xà khác.
  • Xà trung: được sử dụng trong những trường hợp không dùng xà hạ và xà thượng. Nó có nhiệm vụ liên kết các cột cái.
  • Xà nách: Giúp liên kết các cột con và cột cái trong khung
  • Xà tử thượng: liên kết các cột con và nằm ở phía trên đầu của cột quân.
  • Xà tử hạ: giúp liên kết các cột con và có vị trí nằm dưới xà từ thượng
  • Xà hiên: Nằm ở trên đầu các cột hiên và có vị trí liên kết các cột này.
  • Xà ngưỡng: liên kết dưới chân các cột con và được đặt dưới cửa.
  1. Kẻ hiên, kẻ ngồi và bảy hậu:
  • Kẻ hiên: gác từ cột con sang cột hiên trong khung nhà. Một phần của kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên nhằm đỡ phần chân mái
  • Kẻ ngồi: được gác từ cột cái sang cột con trong khung
  • Bẩy hậu: đây là dầm nằm trong khung liên kết với các cột con, nhằm đỡ phần mái phía sau.
  1. Câu đầu

Câu đầu là dầm ngang chính được đặt trên cùng, mục đích là để khóa các đầu trên của các cột cái trong khung. Câu đầu thường được viết chữ nho và trạm trổ nhiều họa tiết đẹp.

  1. Hoành và xà thế hoành
  • Hoành: là một trong các xà nằm cách đều, dàn trải theo mái, nhằm đỡ rui mái và được kê lên trên vì.
  • Xà thế hoành: Vị trí xà thế hoành nằm trên đỉnh của cột cái và cột con. Có tác dụng giống các thanh xà và được thay thế bởi vị trí hoành.
  1. Rui

Là một cấu kiện có vị trí nằm đè lê các thanh hoành và có khoảng cách thông thường là 100mm hoặc theo kích thước ngói màn. Rui có kích thước khá mỏng với độ dày khoảng 10mm, rộng 100mm và chiều dài theo mái trước và mái sau.

Là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với duy và song song với hoành. Khoảng các giữa các mè rất nhỏ chỉ vừa đủ để có thể lợp ngói.

  1. Ngói lợp

Là một phần không thể thiếu đối với nhà gỗ cổ truyền, trong lợp mái sẽ có ngói lưu ly, ngói âm dương, ngói mũi.

  1. Nóc

Chạy dọc theo phần nhà và có kích thước khá to để đỡ phần giao giữa hai mái.

  1. Đấu vòi

Có vị trí nằm trên con lợn và dưới nóc của nhà gỗ cổ truyền

  1. Thượng lương

Với mục đích để kê chèn giữa các vì và cái nóc, trong trường hợp khi lên khung nhà không khớp thì có thể sử dụng cấu kiện này để kê cho khít.

  1. .Dép hoành

Nhiệm vụ gần giống với thượng lương để kê giữa các thanh hoành với ván dong, rường

  1. Con lợn

Hay còn gọi là (rường bụng lợn) có thể hình dung nó nằm vị trí là con rường trên cùng gối lên các con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn. Con lợn có thể được thay thế bằng giá chiêng

  1. Ván lá đề

Đây là cấu kiện được trang trí với nhiều họa tiết hoa văn hoặc các chữ Thọ, chữa Phúc…Ván lá đề được giới hạn giữa hai rường bụng lợn, câu đầu và cột trốn.

  1. Con rường

Là các đoạn nối gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của con rường sẽ ngắn dần theo chiều vát của mái.

Toàn bộ những kiến thức mà chúng tôi cung cấp cho quý vị trên đây sẽ là những điểm cơ bản nhất của một ngôi nhà cổ cổ truyền phải có. Mong rằng nó đã giúp cho quý vị có cái nhìn sơ lược về nhà gỗ cổ truyền. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại để được tư vấn kỹ nhất.

Thông tin liên hệ của nhà gỗ Phúc Lộc

Hotline: 0973 812 666

Xưởng nhà gỗ: Chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội.

Xem vị trí bản đồ tới xưởng Nhà Gỗ Phúc Lộc

>Xem thêm làm nhà gỗ mít có tốt không ?

>Xem thêm về video nhà gỗ cổ truyền

 

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Quét mã QR Zalo để được tư vấn và gửi báo giá chi tiết
mã qr Zalo Phúc Lộc
Theo dõi
Sắp xếp
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments